Khi lắp đặt van gió vào hệ thống thông gió, việc tuân thủ các lưu ý quan trọng không chỉ giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động mà còn gia tăng độ bền và an toàn cho hệ thống. Hiện nay rất nhiều đơn vị thi công chủ quan, làm theo kinh nghiệm vốn có mà không để ý đến những lưu ý quan trọng. Dẫn đến nhiều sự cố trong quá trình vận hành của hệ thống như: Van gió lắp không đúng chiều, lắp đặt sai tiêu chuẩn kỹ thuật, bích kết nối bị lệch dẫn đến không lắp được van gió vào hệ thống…
Chính vì thế Firedamper viết bài này để chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đưa ra các lưu ý quan trọng để mọi người có thêm kinh nghiệm khi lắp đặt van gió. Quy đình lắp đặt van gió quan trọng không thua kém gì quy trình sản xuất van gió. Dưới đây là 7 lưu ý bạn cần biết:
1. Vị trí lắp đặt van gió
Lựa chọn vị trí phù hợp: Van gió cần được lắp đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận để vận hành, bảo trì và sửa chữa. Tránh lắp đặt ở những nơi có nhiều vật cản hoặc khó tiếp cận để thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng. Vị trí lắp đặt van gió liên quan nhiều vấn đề đến thi công lắp đặt như: độ cao hệ thống, các vấn đề về vật cản, góc lắp đặt cũng như treo ti ren mà trong bản vẽ không thể hiện. Nên mọi người cần khảo sát thực tế mặt bằng lắp đặt trước để có cái nhìn tổng quan nhất.
2. Lựa chọn loại van gió phù hợp
Đảm bảo phù hợp mục đích sử dụng: Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn cần chọn loại van gió phù hợp như van gió điều tiết, van gió một chiều, hay van gió chặn lửa. Đảm bảo van gió có kích thước phù hợp với ống dẫn khí và lưu lượng khí cần kiểm soát.
3. Lắp đặt đúng hướng, đúng chiều của van gió
Chú ý hướng dòng khí: Hướng lắp đặt van gió phải tuân theo chỉ định trên van (thường có mũi tên chỉ hướng dòng khí). Lắp đặt đúng hướng giúp tránh cản trở lưu lượng khí và giảm thiểu tiếng ồn không mong muốn. Hướng van sẽ được nhà sản xuất ký hiệu trực tiếp trên van, hiện nay rất nhiều đơn vị không chú ý đã lắp đặt sai hướng van dẫn đến hệ thống không hoạt động đúng cách. Hậu quả là phải tháo van gió ra để lắp lại dẫn đến tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
4. Đảm bảo kết nối chặt chẽ với ống gió
Sử dụng vật liệu kết nối đúng loại: Để đảm bảo sự kín khít và tránh rò rỉ khí, bạn cần sử dụng đúng loại vật liệu kết nối như keo dán, băng keo chống rò rỉ, bu lông, đai ốc. Kiểm tra kỹ các mối nối sau khi lắp đặt để đảm bảo độ an toàn. Các bích kết nối van gió với ống gió thường sử dụng các loại bích sử dụng ke góc như: ke góc thường và ke góc tai thỏ, hoặc sử dụng bích V. Phải kiểm tra kỹ lưỡng để mặt bích và ke góc của ống gió và van gió là giống nhau. Lưu ý đối với van gió OBD thì đã được lắp đặt trực tiếp vào miệng gió.
5. Kiểm tra và cân chỉnh
Đảm bảo hoạt động trơn tru: Sau khi lắp đặt, tiến hành kiểm tra hoạt động của van gió để đảm bảo van mở và đóng hoàn toàn. Cân chỉnh van gió để đạt được lưu lượng khí mong muốn, đảm bảo hiệu suất hệ thống.
6. Thực hiện bảo trì, kiểm tra định kỳ
Bảo trì thường xuyên: Việc bảo trì định kỳ giúp kiểm tra và làm sạch van gió, đảm bảo không có bụi bẩn hay vật cản làm ảnh hưởng đến hoạt động của van. Thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng để duy trì hiệu suất hệ thống.
7. Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn chống cháy
Đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định: Lắp đặt van gió cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định an toàn liên quan. Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân khi lắp đặt và bảo trì để đảm bảo an toàn cho người thực hiện.
Việc lắp đặt van gió đúng cách và tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp hệ thống thông gió của bạn hoạt động hiệu quả, bền bỉ và an toàn. Hãy luôn kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo van gió và hệ thống thông gió luôn trong tình trạng tốt nhất. Cần thêm thông tin đừng ngần ngại gọi ngay đến hotline của Firedamper, chúng tôi luôn sẵn sàng được chia sẻ và phục vụ quý khách hàng.
Bài viết liên quan: